Tham gia Na99 Top App

Gooner là gì? Vì sao fan Arsenal lại được gọi là Gooner?

Ngày đăng: 24/04/2024

Trong thế giới bóng đá hiện nay, Gooner đã không còn là khái niệm xa lạ với người hâm mộ giải Ngoại Hạng Anh nói chung và fan bóng đá Việt Nam nói riêng. Bởi đây chính là biệt danh của những người hâm mộ Arsenal – một trong những CLB giàu truyền thống và nổi tiếng nhất nước Anh. Nhưng vẫn có những người chưa phân biệt được hai định nghĩa riêng biệt "Gunner" và "Gooner", hôm nay hãy để chúng tôi giải thích giúp các bạn. 

Gooner là gì?

"Gooner" là biệt danh để gọi chung những người hâm mộ Arsenal - một trong những CLB vĩ đại nhất giải Ngoại hạng Anh. 

Nói về nguồn gốc của cái tên "Gooner", chúng ta sẽ cùng đến với lịch sử thành lập nên Arsenal. CLB được thành lập bởi những người công nhân tại nhà máy sản xuất đạn Dial Square năm 1886 với cái tên là Woolwich Arsenal. Sau đó họ đã bỏ cái tên Woolwich ra khỏi tên của câu lạc bộ vào năm 1913 và chuyển CLB về SVĐ Highbury, cũng chính lúc này thì ngoài cái tên Arsenal thì họ còn được gọi với biệt danh Gunners. Người hâm mộ "Pháo thủ" được gọi là Gooner hay Gooners vào những năm 70 của thế kỷ XX, thời kỳ nổi lên phong trào hooligan ở châu Âu, họ luôn muốn sở hữu một cái tên thật đáng biệt và dễ nhớ.

Gooners ăn mừng khi Gabriel Jesus ghi bàn trong trận derby thành London với Tottenham

Trong những nhóm CĐV của Arsenal thời điểm đó, có một nhóm tên là Goon Squad và cái tên này được cho là khá phù hợp đối với biệt danh của câu lạc bộ và theo thời gian nó đã được đổi thành Gooners. Dần dần theo thời gian, số lượng Gooners ngày một nhiều vì tên hội CĐV lại phát âm khá giống biệt danh đội bóng (Gunner). Kể từ đó mà người hâm mộ của Arsenal gọi nhau với cái tên chung là Gooner.

Phân biệt "Gooner" và "Gunner"

Như chuyên trang trực tiếp bóng đá Chảo Lửa TV đã đề cập, “Gooner” và “Gunner” là hai thuật ngữ khác nhau trong tiếng Anh và có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong ngữ cảnh bóng đá.

“Gunner” là biệt danh để chỉ các cầu thủ của Arsenal hay đội bóng, “Gunner” có nghĩa là “người bắn súng” hoặc “người nắm vũ khí”, từ này được sử dụng để thể hiện sự năng động, quyết đoán, sẵn sàng chiến đấu của đội bóng. Thuật ngữ “Gunner” bắt đầu được sử dụng để chỉ các cầu thủ của Arsenal từ rất lâu, thậm chí vào những ngày đầu thành lập vào những năm 80, 90 của thế kỷ 19. Tuy nhiên, không rõ ai là người đầu tiên sử dụng từ này để tôn vinh các cầu thủ của đội bóng.

Trong khi đó, theo định nghĩa Gooner là gì, đây là biệt danh để chỉ các CĐV hâm mộ của Arsenal, người ta cho rằng từ này xuất phát từ việc phát âm sai của từ “Gunners” thành “Gooners”. Nếu như biệt danh “Gunner” đã được thế giới biết đến ngay từ những ngày đầu thành lập thì thuật ngữ “Gooner” được cho là bắt đầu sử dụng vào những năm 1970, khi hơn 10.000 CĐV của Arsenal tập trung tại Highbury (sân nhà cũ của Arsenal) để biểu tình phản đối chủ tịch của CLB lúc đó (Peter Hill-Wood).

Huyền thoại Arsenal Sol Campbell chụp ảnh cùng các Gooner Việt Nam trong chuyến thăm TP.HCM

Vì vậy, để phân biệt giữa hai thuật ngữ này, bạn có thể chú ý đến ngữ cảnh sử dụng chúng. Khi muốn nói về các fan hâm mộ trung thành của Arsenal, bạn sẽ sử dụng từ “Gooner”, còn khi nói về đội bóng Arsenal, “Gunner” là từ phù hợp trong bối cảnh này.

Một Gooner chân chính sẽ như thế nào?

Năm 2005, một thống kê đã chỉ ra rằng Arsenal sở hữu lượng fan toàn cầu lên tới 27 triệu người, xếp thứ ba toàn cầu. Tới năm 2011, con số này tăng lên tới hơn 100 triệu người và còn cao hơn rất nhiều trong thời gian gần đây. Đội bóng áo đỏ trắng luôn nổi tiếng với cảnh đầy ắp cổ động viên trên SVĐ Emirates dù cho giá vé luôn đắt nhất tại nước Anh. Chưa kể đi kèm theo đó là những bản hợp đồng quảng cáo và tài trợ thuộc nhóm đứng đầu thế giới.

Dẫu vậy, không phải cứ tự nhận mình là Gooner thì sẽ trở thành Gooner chân chính. Để trở thành một Gooner chân chính, mỗi người hâm mộ phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

-  Một Gooner luôn trung thành với câu lạc bộ Arsenal, họ ăn mừng cùng với đội bóng khi chiến thắng; họ cổ vũ, ủng hộ, không chỉ trích đội bóng và bỏ khi khi thua trận;

- Các Gooner mang trong mình một tình yêu lớn lao đối với đội bóng. Nhờ vào tình yêu đó mà họ dành thời gian quan tâm đối với đội bóng. Họ nắm vững các thông tin, đặc trưng của câu lạc bộ;

- Các Gooner thể hiện tình yêu mãnh liệt với đội bóng. Họ có mặt trong mọi trận đấu của câu lạc bộ chỉ để xem câu lạc bộ mình yêu thích. Họ còn thể hiện thông qua mạng xã hội;

- Các Gooner chân chính sẽ không bị dao động hay vứt bỏ câu lạc bộ mình yêu thích dù có trôi qua bao nhiêu năm. Họ luôn trung thành với sự lựa chọn của bản thân. Những Gooner chân chính luôn là niềm tự hào của câu lạc bộ Arsenal. Đội ngũ fan này là động lực để các cầu thủ luôn cố gắng thi đấu để đáp lại những tình cảm mà người hâm mô đã dành cho họ. Vì vậy, trong nhiều năm qua Arsenal vẫn luôn nằm trong top những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu thế giới.

Những Gooner nổi tiếng trên Thế giới

Matt Damon

Matt Damon là tài tử điện ảnh người Mỹ, nổi tiếng khi thủ vai Jason Bourne trong serie cùng tên, anh cùng từng giành được giải Oscars năm 1998 khi tham gia bộ phim Good Will Hunting. Diễn viên sinh năm 1970 chưa bao giờ ngại ngần thông báo với cả thế giới rằng anh là một fan cuồng của Arsenal. Tới mức anh đã viết một câu chửi Tottenham, kình địch của Arsenal, lên một tác phẩm nghệ thuật được mang đấu giá hồi 2008. Mỗi khi có cơ hội tới Anh, Damon đều thu xếp tới sân xem Arsenal thi đấu trực tiếp.

Matt Damon từng có ý định mua lại một số cổ phần của CLB Arsenal

Osama bin Laden

Nhiều nguồn tin khẳng định trùm khủng bố Osama bin Laden, người sáng lập al-Qaeda, là một fan cuồng của Arsenal. Bin Laden bắt đầu quan tâm tới bóng đá Anh nói chung và Arsenal nói riêng trong thời gian học ở Oxford vào những năm 1970. Từ những năm 1980, Bin Laden bắt đầu theo đuổi binh nghiệp, nhưng bằng cách nào đó vẫn tới được Anh để xem các trận sân nhà của Arsenal. Bin Laden cũng từng mua cho con trai là Abdullah một chiếc áo đấu của Ian Wright.

Thời điểm theo học tại Oxford những năm 1970, Osama bin Laden đã trở thành fan của Arsenal

Fidel Castro

Người ta bắt đầu biết đến tình yêu của cố lãnh tụ Cuba Fidel Castro dành cho Arsenal từ mùa giải 1994/95, khi Arsenal đụng độ Auxerre ở Cúp C2. Vào thời điểm trận lượt về diễn ra, ông Fidel vô tình lại đang trong một chuyến công du ở Pháp, thế nên ông đã nhân cơ hội này tới sân để theo dõi đội bóng yêu thích của mình. Sau trận, ông Fidel tiết lộ ông đã dõi theo Arsenal từ đầu những năm 1970.

Fidel Castro là người bạn thân của "Cậu bé vàng" Maradona, ông cũng là một "fan cứng" của ĐT Anh và CLB Arsenal

Jay-Z

Rapper nổi tiếng người Mỹ bắt đầu biết và yêu Arsenal sau khi làm bạn với huyền thoại của Pháo thủ, Thierry Henry. Anh từng nói rằng anh muốn mua cổ phần của Arsenal, thậm chí còn muốn có chân trong ban lãnh đạo của đội bóng. “Chúng tôi sẽ phải dành nhiều thời gian hơn ở London,” Jaz-Z nói, “tôi không muốn làm một nhà đầu tư từ xa. Tôi muốn có mặt trong ban lãnh đạo, tham gia vào quá trình ra quyết định...”

Trên đây là một số thông tin liên quan tới khái niệm Gooner. Hy vọng nội dung trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích và tránh những nhầm lẫn không đáng có liên quan tới Arsenal. Truy cập Chảo Lửa TV để đón xem các trận đấu bóng đá trực tuyến với những thông tin bóng đá bổ ích và thú vị khác nhé!

Bình luận